Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa thăm và tặng quà các nhân chứng
Gặp gỡ và chuyện trò các nhân chứng, ông Võ Ngọc Đồng, Giám đốc Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa (Đà Nẵng) đã bày tỏ lòng biết ơn và tri ân đến các nhân chứng lịch sử, những người đã từng sống, làm việc và chứng kiến quân Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa.

Chiều 17-1, ông Võ Ngọc Đồng, Giám đốc Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa (Đà Nẵng) dẫn đầu đoàn công tác đến thăm hỏi và tặng quà cho 4 gia đình nhân chứng từng sinh sống, làm việc tại quần đảo Hoàng Sa, nhân 45 năm ngày Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa, 19-1-1974 – 19-1-2019.

Gặp gỡ và chuyện trò các nhân chứng, ông Võ Ngọc Đồng đã bày tỏ lòng biết ơn và tri ân đến các nhân chứng lịch sử, những người đã từng sống, làm việc và chứng kiến quân Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa.
Trò chuyện với Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa, ông Trần Văn Sơn (72 tuổi, phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà), từng công tác ở Hoàng Sa vào năm 1973 với nhiệm vụ canh giữ, bảo vệ biển đảo, chia sẻ: “Dù mười năm hay một trăm năm, mình phải lấy lại những thứ mà ông cha ta đã gây dựng và bảo vệ vì Hoàng Sa là một phần máu thịt của Tổ quốc. Chúng ta, đặc biệt là thế hệ trẻ phải luôn ghi nhớ, không bao giờ quên đi nỗi đau Hoàng Sa. Nhất định phải giành lại được chủ quyền biển đảo cho Tổ quốc”.

Ông Võ Ngọc Đồng cùng đoàn cũng ghé thăm, tặng quà cho ông Nguyễn Văn Dữ (65 tuổi, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà), một nhân chứng, người từng tham gia lính địa phương quân thuộc Tiểu khu Quảng Nam và ngày 27-1-1973, ông xuống chiến hạm Trần Khánh Dư rời Đà Nẵng ra Hoàng Sa làm nhiệm vụ canh giữ, bảo vệ biển đảo.
Đoàn cũng thăm và tặng quà cho ông Nguyễn Văn Cúc (1952, An Hải Bắc, quận Sơn Trà), một trong những người bị Trung Quốc bắt giữ sau khi dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa vào ngày 19-1-1974.
Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa Võ Ngọc Đồng cũng đến thăm gia quyến ông Lữ Điều (đã mất, trú tại số 76 Trần Cao Vân, phường Tam Thuận, quận Thanh Khê). Tại đây, ông Võ Ngọc Đồng đã thắp hương và thăm hỏi gia quyến. Người thân trong gia đình đã trò chuyện, tự hào nhắc lại những câu chuyện về những năm tháng khi cha, ông còn công tác ở quần đảo Hoàng Sa.
Ông Võ Ngọc Đồng, Giám đốc Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa, cho biết: “Không chỉ bản thân tôi mà tất cả người dân Việt Nam luôn hướng về Hoàng Sa. Thế hệ nối tiếp thế hệ, những điều chưa làm được thì bản thân mỗi chúng ta phải luôn tự nhắc nhở, thế hệ trẻ phải luôn nuôi hy vọng một ngày lấy lại máu thịt về cho Tổ quốc. Hoàng Sa là của Việt Nam!”.
Theo kế hoạch, UBND huyện Hoàng Sa sẽ tiếp tục thăm hỏi các nhân chứng Hoàng Sa đang sinh sống trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam đến hết ngày 19-1.
Theo sggp.org.vn
Tin mới
- Việt Nam bác bỏ lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông - 06/05/2019 08:12
- Cứu tàu cá cùng 52 ngư dân gặp nạn trên biển Hoàng Sa - 03/05/2019 15:18
- Lời kể của ngư dân: Tàu Trung Quốc xịt vòi rồng, ép tàu Việt Nam va vào đá ngầm - 19/03/2019 14:45
- Cấp cứu ngư dân bị viêm ruột thừa cấp khi hành nghề tại Hoàng Sa - 13/03/2019 10:55
- 45 năm nỗi buồn Hoàng Sa - 23/01/2019 14:21
Các tin khác
- Nhà Trưng bày Hoàng Sa là điểm hành hương về lòng yêu nước - 14/01/2019 07:56
- Triển lãm gần 300 bài báo, tư liệu về Hoàng Sa - 13/09/2018 14:06
- Tàu cá Quảng Ngãi trình báo việc bị tấn công ở Hoàng Sa - 30/08/2018 08:54
- Trách nhiệm với Hoàng Sa - 16/07/2018 09:32
- Minh chứng chủ quyền biển, đảo - 16/07/2018 09:19
Tìm kiếm thông tin
Hình ảnh hoạt động
Phim tư liệu