- Bản đồ_1
-
Thiên Nam tứ chí lộ đồ do Đỗ Bá Công Đạo vẽ, được tập hợp trong tập Hồng Đức bản đồ có ghi chú địa danh Bãi Cát Vàng bằng chữ Nôm.
- Bản đồ_3
-
Đại Nam nhất thống toàn đồ do vua Minh Mạng cho vẽ vào năm 1834, có thể hiện hai địa danh Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa bằng chữ Hán.
- Bản đồ_5
-
Bản đồ India Orientalis (Đông Ấn Độ) do Jodocus Hondius vẽ năm 1613, ghi chú quần đảo Pracel (Hoàng Sa) bao gồm tất cả các đảo của Việt Nam từ nam vịnh Bắc Bộ cho đến hết vùng biển phía nam của Việt Nam, trừ Pulo Condor (Côn Đảo) và Pulo Cici (đảo Phú Quốc) được vẽ riêng.
- Bản đồ_6
-
Bản đồ Carte de l’Asia (Bản đồ châu Á) do Homann Heirs vẽ năm 1744. Trên bản đồ này quần đảo Hoàng Sa (bao gồm cả Trường Sa) được ghi chú là I. Ciampa, viết tắt của chữ Islands Ciampa, nghĩa là “quần đảo (thuộc) Ciampa”. Ciempa hay Campa là tên do các nước phương Tây lúc bấy giờ gọi xứ Đàng Trong của Việt Nam.
- Bản đồ_7
-
An Nam đại quốc họa đồ do Giám mục Jean Louis Taberd vẽ năm 1838, chú dẫn bằng chữ Hán, chữ quốc ngữ và chữ Latin có ghi dòng chữ Paracel seu Cát Vàng (Paracel hoặc là Cát Vàng). Giám mục Jean Louis Taberd là tác giả bài nghiên cứu in trên tạp chí The Journal of the Asiatic Society of Bengal xuất bản tại Calcuta (Ấn Độ) năm 1837. Trong bài viết này ông đã khẳng định: “Paracels, hay Pracel, tức là Hoàng Sa - Cồn Vàng, thuộc về Cochinchina (tức Đàng Trong)”.
Tìm kiếm thông tin
Hình ảnh hoạt động
Phim tư liệu